Chuyện là mình sắp chuẩn bị bàn giao nghiệp vụ dự án cho thành viên BA khác. Đúng lúc này, mình tìm đọc tới 1 bài viết 10 tips giúp quản lý yêu cầu hiệu quả của chuyên gia về BA là Stephanie Famuyide. Mình thấy nội dung này khá hay và cần thiết áp dụng để quản lý yêu cầu hiệu quả hơn. Nên mạn phép share với các bạn ở đây nha.

Tại sao phải quản lý yêu cầu?

Quản lý yêu cầu tốt giúp giảm thiểu sác xuất bị sót những yêu cầu quan trọng và đảm bảo rằng yêu cầu chính được đáp ứng trong khi những yêu cầu ít quan trọng hơn được lên lịch tùy chọn cho bản phát hành sau.

Để quản lý yêu cầu hiệu quả, đây là 5 tips cần ghi nhớ:

1. YÊU CẦU ƯU TIÊN

1 khía cạnh quan trọng của quản lý những yêu cầu là biết cái nào nên đến trước, yêu cầu được ưu tiên để xác định thứ tự triển khai. Sự ưu tiên thường được thực hiện bởi xem xét lợi ích, chi phí, rủi ro của sự triển khai yêu cầu và so sánh nó với những yêu cầu khác. MoSCoW Technique có thể được sử dụng để đạt được điều này.

Sử dụng Hệ thống Nhân sự làm ví dụ, đây là phần giải thích về Kỹ thuật MoSCoW:

MUST (M): Hệ thống nhân sự “must” lưu trữ lịch sử nghỉ việc của nhân viên.

SHOULD (S): Hệ thống nhân sự “should” cho phép in thư nghỉ phép.

COULD (C): Hệ thống nhân sự “could” gửi thông báo về ngày nghỉ phép đang chờ xử lý.

WON’T or WOULD (W): Hệ thống nhân sự “won’t” hỗ trợ truy cập từ xa nhưng có thể làm như vậy trong phiên bản tiếp theo.

2. CHUẨN BỊ GÓI YÊU CẦU CỦA BẠN

Gói yêu cầu là 1 tập hợp của các yêu cầu được tài liệu hoá và được cấu trúc theo cách mà nhóm bên liên quan có thể hiểu và dễ dàng sử dụng.

3. TỔ CHỨC CÁC PHIÊN ĐÁNH GIÁ YÊU CẦU

Các phiên đánh giá yêu cầu được tổ chức để đảm bảo rằng các bên liên quan hiểu các yêu cầu, mọi sự mơ hồ, không nhất quán và thiếu sót đều được xác định và giải quyết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phê duyệt yêu cầu.

Trước các phiên đánh giá, BA cần đảm bảo rằng các yêu cầu là chính xác, đầy đủ và khả thi trước khi trình bày để phê duyệt.

4. TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG

Một thay đổi chỉ được triển khai khi đã phân tích tác động cụ thể và đánh giá đầy đủ ưu và nhược điểm. Tất cả những thay đổi sẽ được phân tích để xác định giá trị của chúng từ đó quyết định thứ tự ưu tiên thực hiện.

5. TRUY XUẤT YÊU CẦU CỦA BẠN

Những yêu cầu có liên quan đến những yêu cầu khác, mục tiêu kinh doanh, quy tắc kinh doanh,.. Quản lý yêu cầu hiệu quả và duy trì liên kết giữa những yêu cầu đó xuyên suốt vòng đời của dự án và vượt xa hơn.

Việc duy trì khả năng truy xuất nguồn gốc đảm bảo rằng có thể thực hiện phân tích tác động hoàn chỉnh khi có yêu cầu thay đổi được thực hiện. Nó cũng giúp quản lý phạm vi và truy tìm nguồn gốc của lỗi.

Những gì mình chia sẻ ở trên đều chỉ mang tính tham khảo, có thể nó áp dụng được với người này, nhưng người khác thì không. Dẫu vậy thì, cũng đáng để thử xem sao ha ^^ Wish me luck!

Nguồn: https://www.businessanalystlearnings.com/blog/2014/4/26/10-tips-for-effective-requirements-management

Hường TLU

Gặp Hường ởBlogYoutubeFacebookFanpageLinkedIn …